Ngành kiểm nghiệm chức năng hiện nay đang là một ngành HOT được nhiều người quan tâm.Không chỉ có vậy, đây cũng là ngành được nhà nước chú trọng và quản lý một cách nghiêm ngặt. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về vai trò, chức năng của ngành kiểm nghiệm thực phẩm với bài viết dưới đây. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
1. Ngành kiểm nghiệm thực phẩm có chức năng gì?
Chức năng của ngành kiểm nghiệm an toàn thực phẩm được nhà nước quy định rất rõ ràng. Tất cả các ngành liên quan đến cung cấp, phân bổ thực phẩm, thực phẩm chức năng đều phải thông qua việc kiểm nghiệm thực phẩm mới đủ tiêu chuẩn để đưa ra thị trường nhằm đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng. Ngành thực phẩm có những chức năng vô cùng quan trọng bao gồm:
– Tiến hành kiểm nghiệm độ an toàn, đạt tiêu tiêu chuẩn vệ sinh của tất cả các loại thực phẩm cùng phụ gia, và các chất được dùng để chế biến thực phẩm tiêu thụ trong nước hoặc nhập khẩu từ thị trường nước ngoài.
– Ngành kiểm nghiệm chất lượng an toàn thực phẩm có vai trò trọng tải cấp quốc gia trong lĩnh vực kiểm nghiệm và đánh giá chất lượng độ, hợp vệ sinh của các loại thực phẩm.
– Đánh giá nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng
– Ngành còn thực hiện chức năng chỉ đạo về chuyên môn cũng như đánh giá năng lực của các phòng kiểm nghiệm thông qua các tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm có mặt trên toàn quốc.
– Thực hiện việc kiểm nghiệm, đánh giá trình độ chuyên môn và tiến hành đào tạo cán bộ có trình độ cao đáp ứng cho xã hội. Ngoài ra, ngành còn tổ chức và quản lý các dịch vụ trong kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Ngành kiểm nghiệm thực phẩm diễn ra trên các lĩnh vực nào?
Ngành được thực hiện trên các loại thực phẩm, chế phẩm cũng như các thành phần để làm ra thực phẩm. Cụ thể như sau:
– Các loại thực phẩm bao gồm: nguyên liệu thực phẩm, chất phụ gia, các chất hỗ trợ trong quá trình chế biến, môi trường, nước, tất cả các chất có liên quan và tiếp xúc với các loại thực phẩm, các loại thực phẩm biến độ gen GMO, độc chất, di nguyên, thức ăn chăn nuôi và vật liệu dệt.
Ngoài ra, ngành kiểm nghiệm còn có các thế mạnh trên các lĩnh vực như hợp chuẩn, hợp quy và giám định. Các hoạt động diễn ra trên các lĩnh vực như thử nghiệm thành thạo, tư vấn, nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao công nghệ.
3. Ngành kiểm nghiệm an toàn thực phẩm được quy định kiểm nghiệm định kỳ như thế nào?
Việc kiểm nghiệm định kỳ là việc bắt buộc các doanh nghiệp sau khi tiến hành công bố sản phẩm của mình phải thực hiện. Điều này, các doanh nghiệp cũng đã phải làm sẵn trong hồ sơ công bố sản phẩm. Bạn phải kèm Kế hoạch giám sát định kỳ.
– 1 năm / lần đối với các sản phẩm đối với các cơ sở được cấp giấy chứng nhận của các tiêu chuẩn tiên tiến. Chẳng hạn như: ISO 22000, GMP, HACCP…
– Đối với các cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận của các tiêu chuẩn trên cần kiểm tra định kỳ 2 lần / 1 năm.
Ngành kiểm nghiệm thực phẩm đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Họ giúp bạn được sử dụng những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng tốt. Khi mua và sử dụng các sản phẩm, bạn cần chú ý xem các sản phẩm đó có được kiểm nghiệm hay không. Qua đó, khách hàng cũng có thể đánh giá các cơ sở sản xuất.
Xem thêm
Tiêu chuẩn GMP là gì? Những điều bạn cần biết về GMP
Tại sao lựa chọn dịch vụ gia công thực phẩm chức năng tại Bách Thảo Dược
Nguồn: Viennghiencuuthucpham.com